VÕ TÒNG SÁT TẨU – TIGER KILLER 1982

0 views
0%

Wu Song is a Chinese legend, one of the 108 heroes of Liangshan, as described in the book The Water Margin. He was known as The tiger killing hero. This movie portrays his personal life and relationship between him and his elder brother.
Cốt truyện về Võ Tòng đi ngang huyện Dương Cốc, đánh bại hổ dữ bảo vệ dân lành nhưng khi về nhà vướng phải mối tình oan nghiệt của người chị dâu lăng loàn Phan Kim Liên, được thổi một làn gió mới với những pha võ thuật đỉnh cao, trang phục được đầu tư kỹ lưỡng và một dàn diễn viên xuất sắc đã đem lại cho bộ phim nhiều giải thưởng quan trọng trong Liên hoan phim Kim Mã lần thứ 19

1. Tiểu sử Võ Tòng

Không chỉ được phác họa trong các cuốn tiểu thuyết như Thủy Hử hay Kim Bình Mai, Võ Tòng còn có sự xuất hiện dày đặc trên nhiều loại hình nghệ thuật khác của Trung Quốc như hý kịch hay điện ảnh. Chính vì thế, mức độ quan tâm dành cho nhân vật này là không hề nhỏ.

1.1 Võ Tòng là ai?

Được biết đến rộng rãi như một nhân vật được xây dựng trong tiểu thuyết Thủy Hử nổi tiếng Trung Quốc, Võ Tòng được cho rằng chỉ là nhân vật hư cấu trong thời gian dài nhưng thực tế đã có nhiều dẫn chứng chỉ ra thực sự có Võ Tòng trong lịch sử.

Theo mô tả trong truyện Thủy Hử, có xuất thân từ tỉnh Sơn Đông, Võ Tòng mồ côi cha mẹ từ nhỏ và có một người anh trai là Võ Đại Lang. Bên cạnh thân hình cường tráng, cơ bắp cuồn cuộn, cao khoảng 8 trượng, Võ Tòng còn nổi bật với võ nghệ cao cường, thích rượu và có nghĩa khí.

Võ Tòng – Nhân vật được chú ý nhiều trong Thủy Hử. Ảnh: Sohu

Sau nhiều biến cố cuộc đời đầy bất hạnh, Võ Tòng đã gia nhập Lương Sơn Bạc – nơi quy tụ 108 vị anh hùng đến từ khắp nơi trong giang hồ tạo nên cuộc khởi nghĩa chống lại sự bóc lột và áp bức của quan quân triều đình – và trở thành 1 trong 10 vị thủ lĩnh của bộ binh Lương Sơn.

Sau thời gian lớn mạnh chống lại triều đình, Tống Giang – thủ lĩnh của Lương Sơn Bạc – với tư tưởng trung quân ái quốc đã xin quy thuận triều đình dù vấp phải sự phản đối mãnh liệt của Võ Tòng. Trong hành trình dẹp loạn, đàn áp sự tấn công của nhiều cuộc khởi nghĩa, Võ Tòng đã chạm trán với quân Phương Lạp. Bị chặt đứt một cánh tay nhưng vẫn thắng trận, Võ Tòng quyết định xuất gia tại chùa Lục Hòa tại Hàng Châu và sống thọ đến năm 80 tuổi.

1.2 Phát hiện mộ Võ Tòng

Năm 1894, trong khi tu sửa tường thành Dũng Kim Môn tại Hàng Châu, người ta đã phát hiện một quan tài cổ, và nhanh chóng các nhà khảo cổ đã vào cuộc. Bất ngờ, không chỉ tìm thấy bia mộ, bên trên chiếc quan tài, các nhà khảo cổ phát hiện được dòng chữ “Võ Tòng chi hữu” (quan tài của Võ Tòng).

Bên trong quan tài là hài cốt của nam giới, và các nhà khảo cổ khẳng định đây là linh cữu của Võ Tòng. Tuy nhiên, bộ thi hài này vẫn giữ nguyên phần tay trái, khác với mô tả trong truyện Thủy Hử rằng ông mất cánh tay trong trận chiến với quân Phương Lạp. Theo chia sẻ của các chuyên gia, trên khắp thi thể xuất hiện nhiều vết sẹo, tuy nhiên nguyên nhân không phải do chiến đấu với địch. Với những khám phá về quan tài này, nhiều nghi vấn được đặt ra về Võ Tòng đời thực và hình ảnh Võ Tòng trong tiểu thuyết.

2. Võ Tòng: Những biến cố trong đời trước khi lên Lương Sơn Bạc

Trước khi trở thành người thứ 14 gia nhập Lương Sơn chống lại quân quan chuyên cướp bóc và đàn áp dân chúng, cuộc đời của Võ Tòng đầy những sóng gió và với những biến cố thấm mẫu máu và nước mắt. Hãy cùng điểm qua một số biến cố lớn xảy ra trong đời Võ Tòng trước khi lên Lương Sơn Bạc.

2.1 Võ Tòng giết Tây Môn Khánh

Câu chuyện Võ Tòng giết Tây Môn Khánh gắn liền với tên gọi “Võ Tòng sát tẩu” mà dân gian vẫn hay tương truyền về ông. Theo đó, Võ Thực, còn được gọi là Võ Đại Lang (con trai cả nhà họ Võ) – có mối quan hệ huynh đệ với Võ Tòng – có người vợ mới cưới là Phan Kim Liên – một cô gái có dung mạo xinh đẹp nhưng tính cách đa tình. Trong lúc chồng đi vắng, thì cô ta giở trò quyến rũ Võ Tòng, kết quả không những không thành mà còn bị ông lớn tiếng “Đệ có nghe bên ngoài đàm tiếu nhiều điều xấu về tẩu, ta có thể nhịn được nhưng chưa chắc nắm đấm này có thể nhịn”.

Sau đó, Võ Tòng có bỏ ra ở hẳn nha môn, thì Phan Kim Liên có mối quan hệ bất chính với Tây Môn Khánh – người có cha nuôi là Thái sư đương triều Thái Kinh. Đến khi Võ Đại Lang phát hiện ra sự hư hỏng của vợ mình và quyết định bắt tại trận đôi gian phu dâm phụ, nhưng chưa kịp làm gì thì đã bị đánh cho nằm liệt giường.

Đến lúc này Phan Kim Liên mới lộ bản chất thật, không những không chăm sóc chồng mà còn buông lời sỉ vả, từ đó khiến Võ Đại Lang tức điên và đe dọa sẽ kêu Võ Tòng trừng trị. Sợ hãi, cô ta cùng tình nhân hại độc Võ Đại Lang không chút thương tình. Võ Tòng, sau khi biết rõ ngọn ngành nhờ những người xung quanh, đưa cặp đôi gian ác đến công đường để tố cáo, nhưng đều vô dụng do uy thế của Tây Môn Khánh. Lo đám tang cho sư huynh xong, Võ Tòng ép Phan Kim Liên khai tội trước hàng xóm và phải tự kết liễu đời mình, sau đó tới lầu Sư Tử để giết chết Tây Môn Khánh để trả thù cho anh.

Câu chuyện “Võ Tòng sát tẩu” kết thúc bằng sự kiện Võ Tòng bị đày đến Manh Châu, và để lại cho người nghe những cảm xúc lẫn lộn, vừa thương vừa giận dữ và oán hận.

2.2 Võ Tòng giết Trương Đô Giám và Tưởng Môn Thần

Trong thời gian bị đày, Võ Tòng có giúp Thi Ân – người đã chiếu cố ông trong giai đoạn khó khăn này – giành lại địa bàn làm ăn Khoái Hoạt Lâm từ tay Tưởng Môn Thần. Sự việc này đã khiến Tưởng Môn Thần tức giận và câu kết với Trương Đô Giám để hãm hại ông.

Lúc này, Trương Đô Giám có gọi Võ Tòng về người làm trong phủ và giả vờ đối đãi tử tế để ông không chút đề phòng. Võ Tòng bị vu tội ăn cắp và bị giam trong tù, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Thi Ân nên được giảm án và chỉ bị án đày. Nhưng Tưởng Môn Thần và Trương Đô Giám vẫn không tha cho ông khi phái sát thủ giết hại ông, khiến Võ Tòng tức giận và quyết tâm hạ sát những kẻ này. Võ Tòng đột nhập vào nhà Trương Đô Giám, không chỉ giết chết hắn ta và Tưởng Môn Thần mà còn giết cả những kẻ làm thân cận với chúng, rồi để lại mảnh có dòng chữ viết bằng máu “Kẻ giết người chính là Võ Tòng đánh hổ”.

2.3 Võ Tòng giết sát thủ

Trên đường đi đày do tội giết chị dâu Phan Kim Liên và tên tình nhân Tây Môn Khánh, Võ Tòng đã bị một đám sát thủ do kẻ thù sai khiến vây giết. Trận đánh giữa ông và sát thủ trở thành kinh điển khi một người bị còng tay chân, không chút vũ khí có thể đánh bại những tên sát thủ được trang bị vũ khí đầy đủ.

Sức mạnh phi thường, võ nghệ cao cường cùng khả năng xử lý nhanh nhạy đã giúp Võ Tòng thoát khỏi tay thần chết dù ở thế khó: Xiềng xích đầy người, bị tấn công bất ngờ và quân địch có số lượng đông hơn. Trận đấu này chắc chắn là một chi tiết không nên bỏ qua khi bàn tới Võ Tòng, vẫn thu hút sự chú ý của nhiều người dù được truyền trong dân gian, trong truyện, hay trên phim ảnh.

3. Câu chuyện Võ Tòng giết hổ (Võ Tòng đả hổ)

Hình mẫu Võ Tòng được nhiều người yêu thích, và những truyền thuyết thú vị liên quan tới ông như Võ Tòng đả hồ (Võ Tòng giết hổ), Võ Tòng sát tẩu (Võ Tòng giết chị dâu),…đều trở thành những đề tài làm say mê người đời và được tương truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tuy theo nhiều nguồn khác nhau có nhiều cốt truyện khác nhau nhưng cụm từ “Võ Tòng giết hổ” vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm và tò mò của nhiều người.

Tương truyền, Võ Tòng trong một lần về quê có ghé qua quán rượu ở huyện Dương Cốc (Thành phố Liễu Thành ngày nay). Vốn là một người mê rượu, ông tỏ ra khó chịu trước dòng chữ “Uống 3 chén không nên qua đồi” được treo trước cửa quán, và sau khi hỏi dò chủ quán thì mới biết sự tồn tại của con hổ thành tinh chuyên ăn thịt người ở đồi Cảnh Dương nên uống say thì không nên ghé chân tới đó.

Phẫn nộ trước câu chuyện, Võ Tòng uống một mạch hết số rượu của quán rồi cầm gậy lên đồi tìm hổ. Sau một ngày cầm gậy đánh hổ nhưng không có hiệu quả, ông bèn vứt gậy đi và tay không đánh nhau với hổ, một tay thì đấm hổ, một tay thì nhấn đầu nó xuống đất, cuối cùng con hổ đó cũng chết vì những cú đấm liên tiếp của Võ Tòng. Với công giết hổ, đem tới sự bình an cho người dân, Võ Tòng đã được phong làm huyện lệnh của vùng.

Đó là phiên bản dân gian được truyền tai, còn theo các ghi chép lịch sử như Chiết Giang chí, Hàng Châu phủ chí hoặc Lâm An huyện chí, thì “Võ Tòng giết hổ” lại gắn liền với một câu chuyện hoàn toàn khác.

Theo đó, Võ Tòng – vốn là một người mãi võ, chu du giang hồ – gặp được quan tri phủ Cao Quyền trong một lần tới Hàng Châu nên được mời làm chức Bổ Khoái Hàng Châu nhờ võ nghệ cao cường của ông. Sau đó không lâu, vì Cao Quyền bị bãi quan do đắc tội với nhà quyền quý, Võ Tòng cũng bị cách chức về làm một chức quan nhỏ trong nha môn tri phủ.

Lúc đó, Thái Cùng – vị quan phủ Hàng Châu mới được bổ nhiệm – lợi dụng quyền lực của cha mình là Thái sư Thái Kinh ở kinh đô để làm những chuyện càn quấy và ức hiếp người dân. Tức giận trước sự lộng quyền của Thái Cùng, Võ Tòng quyết định lên kế hoạch giết chết hắn. Sau khi mai phục và thành công giết chết tên quan Thái Cùng ngay trước nhà hắn, Võ Tòng cũng bị nha môn bắt giữ và chết trong lao ngục do bị tra tấn bởi cực hình.

Theo ghi chép, Thái Cùng lúc còn sống có biệt hiệu là Thái Hổ, nên khi Võ Tòng giết chết hắn ta để trừ hại cho dân, người đời đã ẩn dụ Võ Tòng “giết hổ”. Vì thế, câu chuyện Võ Tòng tay không giết hổ nhiều khả năng chỉ được tác giả bộ truyện Thủy Hử hư cấu lại từ sự việc Võ Tòng giết Thái Cùng.

4. Biện Nguyên Hanh – Phải chăng là nguyên mẫu đời thực của Võ Tòng

Được biết đến nhiều qua các cuốn truyện nổi tiếng Trung Hoa, tiêu biểu là Thủy Hử và Kim Bình Mai, cũng như xuất hiện có biến tấu trong nhiều loại hình nghệ thuật khác như hý kịch, phim ảnh,…Võ Tòng được xem là một nhân vật hư cấu trong một thời gian dài. Tuy nhiên, qua nhiều bằng chứng lịch sử, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng Võ Tòng là nhân vật có thật.

Theo một số nghiên cứu, nguyên mẫu đời thực của Võ Tòng là Biện Nguyên Hanh – con của Quan sứ diêm vận Biện Sĩ Chấn vào cuối đời Nguyên (theo Biện Thị gia phổ). Biện Nguyên Hanh, với võ nghệ cao cường, sức mạnh cường tráng, đã một mình đánh chết hổ dữ ở dải Biện Thương.

Thi Nại Am – mưu sĩ của Trương Sĩ Thành, vốn là bạn thân của Biện Nguyên Hanh, nhận thấy tên họ Trương mê rượu mê sắc, bỏ bê chính sự, nên chuyển về ẩn cư và viết Thủy Hử và có đưa vào trong truyện những nhân vật dựa theo hình mẫu những người ông quen biết.

Những chi tiết và câu chuyện xung quanh nhân vật Võ Tòng đều khơi gợi sự thích thú và tò mò của nhiều người. Tuy những truyền thuyết gắn liền với nhân vật này như Võ Tòng giết hổ , Võ Tòng sát tẩu, Võ Tòng giết Trương Đô Giám và Tưởng Môn Thần,…sẽ có nhiều biến tấu khác nhau theo nhiều nguồn khác nhau, Võ Tòng vẫn luôn là chủ đề thú vị để khai thác và tìm hiểu.

Date: Tháng Mười Một 12, 2022
Diễn viên: Cốc Phong / Ping Wang / Uông Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.